Hợp đồng thử việc là gì? Các chế độ NLĐ được hưởng khi thử việc

EDS VIỆT

Trước khi trở thành nhân viên chính thức tại một doanh nghiệp, người lao động sẽ trải qua thời gian thử việc. Và để đảm bảo việc thực hiện quyền và trách nhiệm giữa người lao động và người sử dụng lao động, các bên sẽ tiến hành ký hợp đồng thử việc. Vậy hợp đồng thử việc là gì? Viết mẫu hợp đồng thử việc như thế nào? Hãy cùng amis.misa.vn tìm hiểu trong bài viết này.

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Bộ Luật lao động 2019 không có định nghĩa cụ thể về hợp đồng thử việc, tuy nhiên Khoản 1, Điều 24 của bộ luật này có quy định như sau:

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng

Theo đó, có thể hiểu hợp đồng thử việc là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về công việc làm thử trước khi có thể làm chính thức. Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện đầy đủ các quy định và nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong hợp đồng thử việc.

2. 4 quy định về hợp đồng thử việc

2.1. Về thời gian thử việc tối đa

Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau:

  • Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp nêu tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Không quá 60 ngày với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm yêu cầu, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

quy định hợp đồng thử việc

2.2. Về mức lương thử việc

Tại Điều 26 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

2.3. Về các chế độ đối với lao động thử việc

Mặc dù chưa chính thức xác lập quan hệ lao động nhưng người lao động thử việc vẫn sẽ được hưởng những quyền lợi lao động như sau:

Chế độ đối với lao động thử việc
Thời gian làm việc:Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần và thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định.Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca: ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc).
Chế độ nghỉ:Nghỉ hằng năm: Khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Thời gian thử việc cũng được tính hưởng phép năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.Nghỉ lễ, Tết: Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định: Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong các dịp lễ, Tết. Do đó người lao động thử việc trong các dịp này cũng được nghỉ làm và hưởng theo mức lương thử việc đã thỏa thuận.
Chế độ bảo hiểm:BHXH bắt buộc chỉ áp dụng đối với người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên. Do đó, nếu ký hợp đồng lao động để thử việc thì người lao động sẽ được người sử dụng lao động đóng BHXH và trong thời gian thử việc, người lao động sẽ được hưởng các chế độ liên quan đến BHXH.Nhưng nếu giao kết hợp đồng thử việc, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi này.

2.4. Kết thúc hợp đồng thử việc

Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 có quy định chi tiết về kết thúc thời gian thử việc trong giao kết hợp đồng thử việc như sau:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

  • Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
  • Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

3. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

3.1. Nội dung cần có của hợp đồng thử việc

Nội dung chính của hợp đồng thử việc gồm các nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 23, của Bộ Luật lao động 2019. Cụ thể gồm có:

STTNội dung
1Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
2Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
3Công việc và địa điểm làm việc;
4Thời hạn của hợp đồng lao động;
5Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
6Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
7Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

Ngoài ra, hợp đồng thử việc còn có thể đưa các nội dung về trách nhiệm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thử việc. Các điều khoản phạt nếu vi phạm thỏa thuận.

3.2. Mẫu hợp đồng thử việc chính xác nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng kinh tế trong thương mại được cập nhật mới và đầy đủ nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có thể ấn vào chữ bên cạnh để tải: TẢI VỀ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

………, ngày…… tháng …… năm ……

HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC

Số:………………

Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;

Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên,

Hôm nay, tại……………………………………………………………………..…………..…………..……..…………..………..

Chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG) (1) :………………………..………..…………..………..………..

Đại diện (2):……………………………… Chức vụ:……………………………………………………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………….………….……….……….……………………………..

Địa chỉ (3): ………………………………………………………………………..……………..……………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………………………………………….

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG) (4): …………….……………………………………………………………….

Ngày tháng năm sinh: ……………..………… Giới tính: ……………..……..…….…….…….…….………….

Quê quán: ………………………..……………………………………………………..……………………………………

Địa chỉ thường trú:……………….……………………………………………..……..……..……..……………………….

Số CMND:…………… Ngày cấp: ……………… Nơi cấp:………………….………….………….…………………

Trình độ (5): …………………………….. Chuyên ngành (6): ……………………………………………………..

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng thử việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

1. Loại hợp đồng: Hợp đồng thử việc.

2. Thời hạn hợp đồng (7): ……………………………..…..…………………..

3. Thời điểm bắt đầu (8): ……………………………………………………….

4. Thời điểm kết thúc (9): ……………………………….………………………

5. Địa điểm làm việc (10): …………………………..…..………………………

6. Bộ phận công tác: Phòng (11)……….………………………………………

7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác) (12): ………………….…………

8. Nhiệm vụ công việc như sau:

– Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà (13): ……………………………………..

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

– Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để đạt hiệu quả cao nhất trong thời gian thử việc.

– Những công việc khác theo nhu cầu của Công ty.

Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc (14): ……..……………………………………….………

2. Thời giờ nghỉ ngơi (15): ………………………………………………………

3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Quyền của người lao động

– Mức lương thử việc (16): …………………………………………………..….

– Hình thức trả lương (17): ………………………………………………………

– Thời hạn trả lương (18): ……………………………………………………….

– Các chế độ (19): …………………………………………………………………………….

– Trong thời gian thử việc, có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ của người lao động

– Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

– Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

– Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

– Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thử việc và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

– Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin (20).

– Đóng các loại thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Quyền của người sử dụng lao động

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng thử việc.

– Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian thử việc.

– Trong thời gian thử việc, được hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử của người lao động không đạt yêu cầu theo thỏa thuận.

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy công ty.

– Đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

– Bảo đảm việc làm và thực hiện đúng các thỏa thuận theo hợp đồng này để người lao động đạt hiệu quả công việc cao.

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

– Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc phải thông báo cho người lao động kết quả công việc đã làm thử; trường hợp đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc phải giao kết ngay hợp đồng lao động (21).

Điều 5: Điều khoản thi hành

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

– Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

NGƯỜI SỬ DỤNG LAONGƯỜI LAO ĐỘNG
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) 

4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến hợp đồng thử việc

4.1. Người lao động có bắt buộc phải thử việc không?

Theo quy định của Bộ Luật lao động có hiệu lực từ 01/01/2021, không bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng thử việc. Việc ký kết hợp đồng thử việc do 02 bên tự thỏa thuận với nhau.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 của Bộ Luật lao động, đối với việc làm theo hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng thì không được giao kết hợp đồng thử việc.

quy định hợp đồng thử việc

4.2. Thử việc có đóng BHXH không?

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động thuộc các trường hợp sau đây phải tham gia BHXH bắt buộc:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, người lao động làm việc trong thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.